Previous Next

DANH MỤC SẢN PHẨM

shadow cate

Luật gia Thụy Sĩ phân tích hành vi của Trung Quốc(05/28/2014)

Hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông thể hiện qua việc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương- 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã thôi thúc nhiều luật gia trên thế giới xem xét lại khía cạnh pháp lý của Luật biển quốc tế, cũng như cách hành xử của một cường quốc trong xã hội hiện đại. Phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ đã có cuộc phỏng vấn luật sư Pierre Schifferli tại Geneva:

 

 

PV: Với tư cách là luật sư tại "Barreau de Geneve", ông có cho rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đáp ứng các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế?

 

 

Ông Pierre Schifferli: Cho đến nay, tranh chấp lãnh thổ vẫn luôn là đề tài rất phức tạp. Trong nhiều trường hợp, sức mạnh của luật pháp mang lại thành công, nhưng không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Một số trường hợp lại dùng "luật" của sức mạnh mà Trung Quốc cũng đang sử dụng phương thức này để giành lại những gì họ muốn. 

 

Đối với Việt Nam, cách tốt nhất hiện nay là sử dụng cách thứ nhất nghĩa là sức mạnh của luật pháp. Theo tôi, đây là một câu hỏi hay vì trước tiên cần phải biết các tiêu chuẩn cũng như khía cạnh pháp lý của luật quốc tế công cộng trong tranh chấp lãnh thổ trên biển. 

 

 

Luât sư Pierre Schifferli (bên phải).

 

 

Sau khi tìm hiểu về luật pháp liên quan đến các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, các công ước quốc tế tương thích cũng như các sự kiện lịch sử, tôi có thể khẳng định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là không dựa trên tính pháp lý. Những lập luận Trung Quốc đưa ra để bảo vệ chủ quyền lãnh hải chỉ là những yêu sách chứ không có các tài liệu minh chứng. Trong khi đó, tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam được dựa trên những giấy tờ có đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử. Công ước quốc tế về luật biển đã xác định quốc gia ven biển có chủ quyền, quyền chủ quyền đối với các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.

 

 

PV: Trước hành vi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương- 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cộng đồng quốc tế, bao gồm cả những người Việt Nam và những người yêu chuộng hòa bình khác, cần phải làm gì để bảo vệ sự ổn định ở Biển Đông cũng như tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982?

 

 

Ông Pierre Schifferli: Đã từ lâu những vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, nhất là đối quần đảo Hoàng Sa giữa một bên là Trung Quốc và một bên là Việt Nam, được biết đến trên thế giới, qua các cuộc Hội thảo, qua báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Thế rồi một bên đơn phương đưa giàn khoan vào vùng tranh chấp, hơn thế nữa còn kéo theo cả trăm tàu hộ tống, bao gồm cả tàu chiến, máy bay tuần tiễu... khi mà chưa hề có sự giải thích rõ ràng. Điều đó không khác gì một kẻ mạnh đến tuyên bố cái đó là của tôi, tôi đến, tôi chiếm đóng và lấy đi; mặt khác cũng thể hiện rằng khi không có đủ tự tin giành được chiến thắng về mặt pháp lý vì không có được bằng chứng có tính thuyết phục nên buộc phải viện đến sức mạnh quân sự.